Viêm âm đạo là hiện tượng âm đạo của nữ giới bị viêm nhiễm bởi nấm hoặc một số vi khuẩn hay các tác nhân bên ngoài gây ra như vệ sinh vùng kín không đúng cách, độ cân bằng pH bị thay đổi…
Viêm âm đạo là một loại bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại là nguyên nhân dẫn đến với nguy cơ hiếm muộn và rất nhiều phiền toái khác.
Viêm âm đạo là bệnh gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh và một số rối loạn ở da cũng có thể gây ra viêm âm đạo.
Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:
• Nhiễm khuẩn âm đạo vi khuẩn: Do mất cân bằng môi trường vi khuẩn thông thường của âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật khác;
• Nhiễm nấm men: Thường do nấm Candida albicans gây ra;
• Trichomonasis: Gây ra bởi ký sinh trùng và thường lây truyền qua quan hệ tình dục.
Biểu hiện viêm âm đạo
• Khí hư bất thường: Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, mùi tanh khó chịu. Khí hư có màu vàng, xanh, trắng đục như bã đậu
• Vùng kín sưng: Môi lớn bị sưng tấy đỏ, xung quanh mép âm đạo có bựa sinh dục bao quanh
• Ngứa vùng kín
• Đau khi quan hệ: Khi quan hệ với bạn tình, chị em thường bị đau và khó chịu. Đôi khi còn bị xuất huyết âm đạo
• Đầy bụng: Nữ giới thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng.
Triệu chứng viêm âm đạo cổ tử cung
Do đặc điểm của bệnh là sự kết hợp của hai bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên khi mắc phải, chị em sẽ thấy có những triệu chứng sau:
• Khi bị bệnh, chị em sẽ thấy khí hư ra nhiều và có mùi hôi rất khó chịu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh do ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn mà có những đặc điểm khác nhau
• Vùng kín luôn ngứa ngáy, khi đi tiểu bị đau, rát và tiểu nhiều lần trong ngày
• Nhiều chị em bị đau bụng dưới dữ dội, nhất là sau khi quan hệ tình dục và đau khi có kinh nguyệt
• Âm đạo loét đỏ, chảy máu là biểu hiện phổ biến ở nhiều bệnh nhân khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Lúc này, âm đạo sẽ có màu đỏ cùng các vết xước và loét rất dễ nhận ra, cùng với đó là sưng tấy ở cổ tử cung, nếu chạm vào sẽ gây chảy máu.
Nguyên nhân viêm âm đạo
• Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm âm đạo cổ tử cung và một số bệnh phụ khoa khác. Vệ sinh bộ phận sinh dục kém sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong âm đạo.
• Bên cạnh đó, việc dùng các chất tẩy rửa, vệ sinh vùng kín quá nhiều gây tổn thương vùng âm đạo làm mất đi độ ẩm tự nhiên của âm đạo, khiến âm đạo suy yếu, dễ bị viêm nhiễm.
• Quan hệ tình dục quá thô bạo, không an toàn làm tổn thương âm đạo, khiến cho âm đạo viêm nhiễm dễ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà.
• Chị em từng phẫu thuật ngoại khoa như đặt vòng tránh thai, nạo phá thai cũng có nguy cơ bị viêm âm đạo cổ tử cung vì trong quá trình thực hiện nếu không an toàn, vệ sinh kém khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
• Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm bàng quang là nguyên nhân gây nên viêm âm đạo cổ tử cung bởi sự lây lan rộng của các bệnh này.
• Dùng kháng sinh lâu dài.
• Thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc âm đạo kéo dài, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa.
• Do thai kỳ và các dụng cụ tránh thai không đảm bảo vệ sinh.
• Do bệnh tiểu đường không kiểm soát hay suy giảm miễn dịch.
Tác hại của bệnh
• Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày: Viêm âm đạo cổ tử cung khiến cho khí hư tiết ra nhiều, tình trạng ẩm ướt kéo dài làm chị em cảm thấy không thoải mái, lo lắng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và công việc.
• Khó thụ thai, có thể bị vô sinh: Khi bị viêm âm đạo cổ tử cung, độ pH của âm đạo thay đổi, ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của tinh trùng. Từ đó khiến tỷ lệ thụ thai có nguy cơ cao bị giảm xuống. Nếu viêm nhiễm tại vùng kín do ký sinh trùng roi Trichomonas, thì trùng roi này sẽ hút hết chất dinh dưỡng và vô hiệu hóa tinh trùng, gây tắc nghẽn vòi trứng dẫn tới chị em khó thụ thai hoặc có thể bị vô sinh.
• Gây sảy thai: Trong trường hợp chị em đang mang thai mà mắc viêm âm đạo, sẽ rất dễ bị sinh non, sảy thai, đồng thời việc chuyển dạ cũng khó khăn hơn vì viêm nhiễm làm thành tử cung mất đi tính đàn hồi nên không thể bảo vệ được phôi thai.
• Đời sống tình dục bị giảm sút: Khi quan hệ nữ giới sẽ bị đau rát, mệt mỏi, lâu dần dẫn đến mất ham muốn trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi.
• Tăng nguy cơ bị ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu để lâu không chữa trị bệnh viêm âm đạo cổ tử cung sẽ dẫn đến nguy cơ chị em bị mắc ung thư cổ tử cung rất cao, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
• Gây ra một số bệnh viêm nhiễm khác: Bệnh nếu để lâu có thể lây lan viêm nhiễm ngược dòng, gây ra các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung.
• Là con đường dễ lây nhiễm các bệnh xã hội qua những tổn thương ở bộ phận sinh dục như: bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai…
Nên xem:
• Địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà
Cách phòng tránh viêm
• Giữ vệ sinh sạch sẽ trong kì kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
• Không thụt rửa sâu trong âm đạo dễ gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
• Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
• Không nên dùng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo.
• Tránh mặc quần lót quá chật hoặc ẩm ướt.
• Ngoài ra, khi mắc bệnh viêm âm đạo để tránh bệnh không nặng thêm, trong chế độ ăn uống cũng cần lưu ý những điều dưới đây:
• Tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu vì rượu làm cho bộ phận sinh dục của phụ nữ thường xuyên trong tình trạng nóng ẩm nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
• Hải sản cũng nên hạn chế ăn vì chúng có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và làm cho âm hộ càng ngứa ngáy khó chịu.
• Thức ăn cay nóng cũng cần tránh vì sẽ làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, làm cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát và tạo môi trường cho các vi khuẩn gây viêm âm đạo càng phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
• Các loại thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao cũng là tác nhân khiến nhiệt độ ở bộ phận sinh dục cao hơn, từ đó làm tăng bài tiết ở âm đạo gây ảnh hưởng đến việc điều trị.
• Khám phụ khoa theo định kỳ là cần thiết mà mỗi phụ nữ nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Điều trị viêm âm đạo
Điều trị viêm âm đạo còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm âm đạo. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh và chữa viêm âm đạo bằng công nghệ Ozone của Đức:
• Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc: Sử dụng các dạng thuốc đặc trị có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau ngứa tại chỗ. Có thể dùng ở dạng uống, thuốc bôi và đặt âm đạo.
• Điều trị bằng công nghệ oxygen: Bằng kỹ thuật này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ozone vào bên trong âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo. Ưu điểm của kỹ thuật này là trực tiếp đi sâu vào các ổ bệnh, không làm mất cân bằng hệ môi trường của vùng kín, không tác dụng phụ, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh trở lại…
Cách chữa viêm âm đao tại nhà
1. Chữa bằng lá trầu không
Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là 1 trong những cách chữa viêm âm đạo bằng dân gian được nhiều chị em áp dụng . Đây là cách chữa viêm âm đạo tốt nhất bạn có thể thử áp dụng.
Bạn sẽ có tới hai cách thực hiện. Cách thứ nhất là hãy rửa sạch những chiếc là trầu không, sau đó vò nát chúng ra rồi đem lọc lấy riêng phần nước cốt. Pha nước trầu không vừa có được với nước ấm và vệ sinh cho vùng âm đạo. Cách thứ hai, chúng ta sẽ không vò nát lá mà đem số lá đó cho vào nồi có sẵn nước và muối, đun sôi rồi sử dụng.
2. Lá trà xanh
Lá trà xanh được biết đến với công dụng là sát khuẩn, làm sạch nên chúng rất thích hợp làm phương thuốc dân gian giúp chữa bệnh viêm âm đạo. Không hề cầu kỳ trong cách chế biến, chỉ cần đun lá trà xanh với nước đến khi sôi sau đó vệ sinh vùng kín, chú ý không thụt rửa sâu trong âm đạo và làm khô lại với khăn sạch.
3. Dung dịch nước muối pha loãng
Khi vệ sinh với dung dịch nước muối bạn nên rửa nhẹ nhàng và chỉ làm sạch vùng bên ngoài mà thôi. Ngoài ra bản chất muối có tính khử, sát trùng nên dễ làm khô rát vùng âm đạo dẫn tới ngại quan hệ, gây yếu sinh lý nữ do vậy chỉ nên sử dụng bài thuốc trên 2 lần trong tuần thôi.
Dung dịch muối pha loãng có tính làm sạch, sát khuẩn.
4. Ngải cứu
Dùng nồi nước trên đem xông hơi ở vùng bị ngứa và nhiễm khuẩn. Khi thấy nước ngải cứu đã nguội bớt, nhiệt độ phù hợp, không còn quá nóng thì sử dụng chúng để vệ sinh cho “cô bé”. Thực hiện như trên từ 1-2 lần trong 1 ngày và chỉ thực hiện tối đa liên tục không quá 5 ngày.
5. Húng quế
Húng quế thường được biết đến là một thức rau xanh gia vị ăn kèm với nhiều món ăn của người Việt, nhưng ít ai có thể ngờ rằng lá húng quế còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh nổi mẩn, ngứa do bị viêm nhiễm.
Để chữa bệnh viêm âm đạo bằng lá húng quế bạn chỉ cần nghiền nát hoặc xay nhỏ nắm lá này. Khi đã có được thành phần bột nhão rồi bạn sẽ đun sôi chúng với khoảng 2 cốc nước và đem hỗn hợp trên làm dung dịch vệ sinh cho vùng kín.
6. Tỏi
Tỏi là thức gia vị không thể thiếu được trong nhiều món ăn của người Việt, thế nên hầu như nhà nào cũng tích trữ một ít tỏi để có thể sử dụng ngay khi cần. Trong Đông y, tỏi còn được coi là thảo dược quý có tác dụng điều trị cảm cúm, phong hàn, chữa chứng nhiễm trùng đường tiểu và điều trị bệnh viêm âm đạo cho phái nữ.
Bài thuốc dân gian xưa sử dụng tỏi để chữa bệnh viêm âm đạo rất là đơn giản, chỉ cần mỗi ngày nhai 3-4 tép tỏi nhỏ nhắn mà thôi. Tỏi có đặc tính nồng, hăng, diệt khuẩn và vi trùng. Tuy nhiên không nên đặt tỏi trực tiếp vào âm hộ vì mùi tỏi hắc và nóng sẽ gây khô rát cho “cô bé” của bạn.
7. Lá lô hội (lá nha đam)
Trong lô hội có tính sát khuẩn cao, ngăn chặn và chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo và có tác dụng giảm ngứa rất hiệu quả. Bạn nên dùng lá lô hội đun lấy nước rửa âm đạo hàng ngày.
8. Cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là loại cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh phụ khoa như ung thư tử cung, viêm cổ tử cung…Trong loại cây này chứa lycoin có khả năng ức chế tổng hợp protein và DNA của tế bào u bướu, làm hạn chế các tế bào này giúp tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus và ngừa ung thư.
9. Lá lốt
Lá lốt là vị thảo dược thiên nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, còn được xem là khắc tinh của các bệnh ngoài da và xương khớp... Nhờ trong lá lốt có tính sát khuẩn, kháng viêm cao nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa viêm nhiễm, vì vậy là lá lốt còn chữa bệnh phụ khoa rất hay.
Cách làm như sau: Chuẩn bị khoảng 50g lá lốt, 40g nghệ. 20 phèn chua, rồi đổ nước ngập khoảng 2 đốt ngón tay, sau đó đun sôi nhỏ lửa khoảng chừng 10-15 phút rồi chắt lấy 1 chén nước, rồi dùng nước này để ngâm rửa âm đạo.
10. Đậu bắp
Ít ai ngờ đậu bắt có khả năng chữa viêm nhiễm âm đạo rất hiệu quả. Đó chính là nhờ trong đậu bắt chữa nhiều khoáng chất, hoạt chất gây ức chế viêm nhiễm. Chỉ cần dùng khoảng 100g đậu bắp đun soi cùng với 100ml trong khoảng 20-30 phút, rồi để nguội bớt và dùng nước này uống mỗi ngày có tác dụng giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh viêm âm đạo gây ra.
11. Dấm táo
Dấm táo có nhiều công dụng trong đời sống. Bên cạnh đó dấm táo còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm rất hiệu quả. Chỉ cần khi tấm các chị em cho 1 chén dấm táo vào bồn tấm có tác dụng làm sạch vùng kín 1 cách tự nhiên, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm âm đạo nhanh chóng và an toàn.
12. Dầu dừa
Dầu dừa có nhiều lợi ích về sức khoẻ, kể cả các đặc tính chống viêm âm đạo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa có hiệu quả chống lại C. albicans. Để điều trị viêm âm đạo, hãy sử dụng dầu dừa và chắc chắn mua dầu dừa nguyên chất, hữu cơ. Bạn có thể áp dụng dầu trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng.
13. Dầu cây chè
Dầu cây chè là một loại dầu thiết yếu dùng để diệt nấm, vi khuẩn và vi rút. Dầu cây chè cũng được cho là giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh trong âm đạo. Dầu cây chè rất mạnh nên hãy pha loãng nó với một dầu nền, dầu dẫn như dầu dừa nếu bạn sử dụng bằng cách bôi vào âm đạo. Chỉ nên thỉnh thoảng sử dụng dầu cây chè và tuyệt đối không uống nó.
14. Rau diếp cá
Diếp cá có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn,… Đồng thời diếp cá còn có khả năng ức chế đối với vi-rut Herpes Simplex (HSV) gây viêm loát sinh dục và cả HIV do diếp cá tác động trực tiếp vào vỏ bọc protein của virus. Ngoài ra, diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Chính bởi công năng đặc biệt trên mà diếp cá đã được sử dụng hữu hiệu trong việc chữa trị các viêm nhiễm vùng kín của phụ nữ.
Mong rằng với những gợi ý ở trên từ phòng khám phụ khoa Thái Hà uy tín bạn đã có được những bí quyết chăm sóc sức khỏe đúng cách, phát giác viêm âm đạo kịp thời và nhanh chóng loại bỏ chúng tận gốc để luôn hạnh phúc và tự tin trong cuộc sống.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ
Địa chỉ: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí: 0365115116 hoặc Click Tư Vấn Miễn Phí.